Du Khach Tham Quan Van Mieu Quoc Tu Giam

TỪ A ĐẾN Z KINH NGHIỆM ĐI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng, là biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt. Nơi đây hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, ngoài ra còn là nơi khen tặng những học sinh xuất sắc và còn được tổ chức hội thơ vào mỗi rằm tháng Giêng. Nếu bạn đang có dự định tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong thời gian tới thì hãy dành chút thời gian tìm hiểu thêm thông tin kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé!

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở đâu?

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa khu vực phố chính là phố Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Vào năm 1970 thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu được xây dựng thờ Khổng Tử – người khai sáng ra Nho học, đến năm 1074 dưới thời vua Lý Nhân Tông, ông cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám để làm nơi dạy học cho con vua, con nhà quý tộc và con nhà thường dân nhưng có sức học cao. Chứng kiến và trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của nước nhà, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn hun đúc các giá trị văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cho các thế hệ sau.

khuon-vien-van-mieu-quoc-tu-giam

Hướng dẫn đường đi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu bạn xuất phát trong nội thành Hà Nội từ vị trí Hồ Hoàn Kiếm, di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn đi rẽ vào đường Hai Bà Trưng sau đó đi tiếp vào P. Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào phường Văn Miếu, cuối cùng bạn rẽ phải vào đường Quốc Tử Giám đi thêm khoảng 100m nữa là tới nơi rồi.

Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, bạn hãy tìm chuyến buýt số 02, 38 và 41 để đến cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé!

Nếu bạn di chuyển từ ngoại thành như Sóc Sơn, bạn đi theo hướng quốc lộ 3, qua cầu vượt Phù Lỗ thì rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp đi tiếp qua cầu Nhật Tân, sau đó bạn đi thẳng đến trước công viên Thủ Lệ rồi rẽ trái đi theo cung đường: Kim Mã -> Nguyễn Thái Học -> Văn Miếu -> Quốc Tử Giám. Bạn có thể bật ứng dụng Google Maps trên thiết bị thông minh rồi gõ tìm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sau đó bấm chỉ đường để được định hướng chi tiết nhé!

khu-vuc-nha-bia-van-mieu-quoc-tu-giam

Những điểm tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám chia làm 3 khu: Khu Văn Hồ, khu Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Tham quan từ ngoài vào, bạn sẽ đi qua những nơi sau:

– Đến đây, điểm đầu tiên bạn sẽ được nhìn thấy là Hồ Văn nằm ở phía Nam đối diện cổng vào, trên hồ có gò Kim Châu, là nơi khi xưa diễn ra các buổi bình thơ văn của các nho sĩ.

– Nằm ở phía Tây khu Văn Miếu là Vườn Giám, đây là khu nghỉ ngơi, tham quan, thư giãn dành cho du khách.

– Tiếp đến là Văn Miếu Môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất bao gồm bia Hạ Mã ở hai bên và Tứ Trụ ở giữa.

– Đi tiếp vào trong là cửa thứ 2: Đại Trung Môn, còn có cửa nhỏ 2 bên là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

– Qua Đại Trung Môn là đến Khuê Văn Các với kiến trúc lầu vuông 8 mái, không quá đồ sộ nhưng hài hòa, độc đáo, sắc sảo. Ý nghĩa Khuê Văn Các chính là căn lầu canh gác vẻ đẹp của sao Khuê.

– Vào tiếp bên trong, bạn sẽ thấy khuôn viên ở giữa là giếng Thiên Quang, 2 bên là bia tiến sĩ và ở đối diện là cổng Đại Thành dẫn vào khu Đại Thành. Đây là khu kiến trúc chính thờ Khổng Tử, Chu Văn An, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền,…

– Đi tiếp qua cổng Thái Học vào khu cuối cùng – khu Thái Học, nơi đây còn có khu nhà Tiền Đường, Hậu Đường thờ vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và vị Tư nghiệp Chu Văn An. Hai bên khu Thái Học còn có Lầu chuông, Lầu chống.

goc-anh-nha-trong-van-mieu-quoc-tu-giam

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, kinh nghiệm lưu ý bỏ túi

– Mức phí tham quan tại đây được áp dụng như sau: Người lớn: 30.000 đồng/vé, Học sinh, sinh viên từ trên 15 tuổi: 15.000 đồng/vé, Người dưới 15 tuổi: miễn phí

– Tôn trọng và chấp hành quy định của khu di tích. Không xâm hại các hiện vật và cảnh quan, bảo vệ tài sản chung.

– Mặc trang phục lịch sự, không mặc trang phục quá ngắn hay quá hở.

– Không hút thuốc trong điện thờ, không gây rối hoặc gây mất trật tự.

– Nếu bạn tổ chức các tour học sinh với số lượng đông đi tham quan ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì cần lưu ý thêm, là phải đăng ký trước với ban quản lý để được sắp xếp thời gian làm lễ, tham quan, dâng hương nhé.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội dành cho quý khách. Chúc bạn sẽ có chuyến tham quan bổ ích, vui vẻ và nhiều kỷ niệm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *